6 Lợi ích khi phân chia hiệu quả Ngành hàng trong Bán lẻ

Hotline: 0789 96 88 33 | 1900 63 65 52

FacebookLinkedin

Blogs

6 Lợi ích khi phân chia hiệu quả Ngành hàng trong Bán lẻ

17/02/2023 09:00 AM   |  Kinh Doanh 4.0

*Blackwind Software*

Với đặc điểm là có nhiều cơ sở kinh doanh và đa dạng ngành hàng, bán lẻ là thị trường rộng lớn với nhu cầu của khách hàng thì vô vàn và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh vẫn còn đang băn khoăn lựa chọn hay kinh doanh mặt hàng gì để đáp ứng được tất cả những nhu cầu đó?

Lúc này, phân chia ngành hàng lại đóng vai trò rất quan trọng trong bán lẻ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng cần phục vụ và cung cấp những sản phẩm/dịch vụ cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu từng nhóm khách hàng. 

Sau một thời gian khi tiếp xúc và cùng làm việc với các doanh nghiệp, Blackwind Software chúng tôi nhận thấy nếu phân chia ngành hàng kỹ và hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích không ngờ như sau:

 

Có cái nhìn tổng quan về sản phẩm, nắm bắt được thị trường Bán lẻ

Với sự đa dạng trong hàng hóa kinh doanh của ngành hàng bán lẻ thì doanh nghiệp không thể nào đủ tài lực và tâm trí để đầu tư cho toàn bộ thị trường được và sản phẩm/dịch vụ nào phù hợp với nhu cầu từng nhóm khách hàng chính là một điều nan giải với nhiều doanh nghiệp. 

6 lợi ích khi phân chia hiệu quả ngành hàng trong bán lẻ

Vì vậy lúc này việc phân chia ngành hàng sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các sản phẩm, nắm bắt thị trường, để biết được đâu là sản phẩm, thị trường phù hợp với nhóm khách hàng nào và và đâu là sản phẩm, thị trường có lượng tiêu thụ cao?

 

Dễ dàng nắm bắt xu hướng để đưa ra định hướng kinh doanh

Việc phân chia ngành hàng trong bán lẻ còn giúp doanh nghiệp xác định được nhóm ngành hàng đang được tiêu thụ cao, nhóm hàng có lượng tiêu thụ thấp,... từ đó nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng để ra các định hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp và đúng đắn.

 

Quản trị hiệu quả, chuyên môn hóa doanh nghiệp 

Phân chia ngành hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát hàng hóa theo từng nhóm hàng, cải thiện được trình độ chuyên môn hóa trong quản trị, tránh được các sai sót không đáng có như bảo quản sai quy cách trong trường hợp các hàng hóa không được phân loại cùng nhóm ngành, kiểm kê dễ sai lệch,...

 

Nhận biết và Marketing đúng đối tượng và nhu cầu 

Ngoài các lợi ích trên, việc phân chia ngành hàng trong bán lẻ còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ được từng nhóm khách hàng theo các nhóm ngành hàng đã phân loại như sở thích, hành vi tiêu dùng, và nhu cầu. Từ đó giúp doanh nghiệp ra quyết định, chiến lược marketing online hiệu quả, phát triển đúng sản phẩm, đúng nhu cầu với từng nhóm khách hàng mục tiêu, tiếp cận được chính xác khách hàng tiềm năng với chi phí thấp nhất mà lợi nhuận cao nhất. 

6 lợi ích khi phân chia hiệu quả ngành hàng trong bán lẻ

Bên cạnh đó, việc hiểu rõ khách hàng chính là chìa khóa then chốt để doanh nghiệp xây dựng niềm tin, từ đó nâng cao vị thế của mình đối với khách hàng tiềm năng.

 

Giải pháp cho vấn đề nhân sự, tuyển dụng và đào tạo

Ngành bán lẻ với sự đa dạng về quy mô và hàng hóa nên thường xuyên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự. Phần lớn vì các ứng viên chưa đáp ứng được đúng yêu cầu, chưa được qua trường lớp đào tạo bài bản, chính quy mà chỉ dừng lại ở việc tự học, tự trang bị các kỹ năng mềm. 

Bên cạnh đó việc đào tạo nhân sự theo từng nhóm ngành hàng sẽ giúp nhân sự hiểu sâu, hiểu đúng, từ đó tư vấn và chăm sóc giải đáp cho khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể đề ra các quy chuẩn tiêu chí cho nhân sự về chất lượng đầu vào theo ngành hàng phù hợp, từ đó dễ dàng chọn lọc, lựa chọn nhân sự phù hợp cho việc tuyển dụng và đào tạo.

 

Xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh sát với thực tế, giảm thiểu rủi ro

Nhờ việc phân chia ngành hàng, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng thể về thị trường bán lẻ. Sau khi nắm bắt được thị trường và hiểu rõ khách hàng, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng, cụ thể, chính xác và hiệu quả hơn. Các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh càng cụ thể và rõ ràng, tính khả thi càng cao.

Đặc biệt việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể nắm rõ tình hình, giảm thiểu được các rủi ro đến từ yếu tố khách quan như biến động thị trường,... hay các rủi ro từ yếu tố chủ quan như nguồn cung ứng, hệ thống phân phối,... để có những biện pháp ứng biến kịp thời.

Bài viết khác.